-->

Halo !!! Saya Kang Ismet, ini adalah blog tentang AMP HTML dan cara penerapannya

Cách Làm Chả Lụa, Dưa Hành - Món ngon ngày Tết

Ngày tết nguyên đán đang cận kề và không khí tết đã tràn về khắp mọi nẻo đường trên đất nước Việt Nam.

TN360 xin giới thiệu cách làm chả lụa(giò lụa) dưa hành và các món ngon ngày tết cổ truyền cho các bạn chia sẻ kinh nghiệm hay học thêm bí quyết nấu ăn từ TN360.
- Cách làm chả lụa ngon tại nhà

Món chả lụa này là do một chị bán chả giò ở quê em hướng dẫn cách làm, em làm thử mấy lần rồi, cả nhà ai cũng khen ngon. Thỉnh thoảng có thời gian, em làm rùi cho vào tủ lạnh, ăn mấy hôm liền. Các chị cũng xem cách làm nhé


Nguyên liệu:


1 kg thịt thăn lưng heo (hoặc thịt đùi, thịt thăn bò)

4 muỗng súp nước mắm

1 muỗng cà phê muối

1 muỗng súp bột nổi (baking powder)

1 muỗng súp bột năng hoặc fécule de pomme de terre : tinh bột khoai tây (*nàng dùng bột bắp)

2 muỗng súp đường

2 muỗng súp tiêu trắng

4 muỗng súp dầu

khoảng 50 ml nước thật lạnh


Cách làm:




- Pha mắm, muối, đường, tiêu, dầu trong một tô cho hoà tan.

- Thịt cắt nhỏ vừa xay. Ướp thịt với các nguyên liệu. Cho vào tủ lạnh cho thịt thật lạnh, hoặc nếu làm liền thì để vào ngăn đá khoảng một giờ trước khi xay, đây là bí quyết được cho là làm thịt dai. Trộn bột nổi và bột năng/ bột khoai tây/ bột bắp cho đều.

- Tùy vào độ lớn của máy xay thịt mà cho vào khối lượng thịt tương ứng. Mỗi lần xay, cho vào một ít nước lạnh, chỉ cho máy xay khoảng 1 phút rồi cho thịt trở lại ngăn đá ướp lạnh trở lại.

Lặp lại như thế 2~3 lần hoặc cho đến khi thịt được xay mịn, có màu hồng phấn.


Mỗi lần xay, không xay lâu hơn 1 phút vì máy xay sẽ làm cho thịt bị nóng, thịt bị chín tái sẽ không làm ra giò lụa có độ dai giòn.


- Thịt được xay mịn, ướp lạnh thêm 1 tiếng. Chuyển thịt vào cối máy, dùng chân quay dẹp đánh bột, cho từ từ hỗn hợp bột và bột nổi vào. Cho máy đánh thịt và trộn đều với bột là được.

Khâu này xong, có thể lấy một ít thịt cho vào lò vi sóng làm chín, ăn thử rồi dựa vào đó mà nêm thêm sao cho vừa miệng.

- Chia đều ra làm 4 phần. Gói mỗi phần vào lá chuối, gói theo kiểu gói đòn bánh tét, hoặc gói sao cho thành từng đòn dài tròn.

- Nước sôi, bỏ vào xửng hấp khoảng 15~20 phút là được.


Có thể luộc hoặc hấp, cả 2 cách đều được cho là không ảnh hưởng gì đến thành phẩm. Chỉ chú ý là đừng luộc hoặc hấp lâu quá, sẽ mất độ ngọt của thịt.


Chúc các chị làm món này thành công nhé.

Học làm chả lụa nháy mắt là xong

Món chả lụa hàng ngày mình vẫn ăn đó, làm mới thấy thú vị lắm lắm. ^^

Những khi lười làm thức ăn, tớ hay chạy vèo ra chợ mua vài lạng chả về rim nước mắm ăn cho nhanh. Ăn nhiều lắm mà chưa từng thắc mắc các bước làm ra miếng chả lụa ngon lành này như thế nào cả.

Nguyên liệu cần có:

- 500 lạng thịt lợn thăn
- 2 muỗng canh nước mắm
- 1 thìa muối
1 thìa bột đao
1 thìa bột sắn
1/2 thìa đường
2 thìa hạt tiêu
2 thìa dầu ăn
- 1 chén nước
- 1 lá chuối


Cùng làm nhé:





Bước 1:


Đầu tiên chúng mình sẽ pha nước mắm với muối, đường, hạt tiêu và dầu ăn vào bát nhỏ, khuấy đều.




Bước 2:


Thịt lợn sau khi thái nhỏ mình đem ướp với bát nước mắm ở trên rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, ướp khoảng 1 tiếng là được. Làm thế thì thịt mới dai, lúc ăn không bị bở các ấy ạ. ^^





Bước 3:


Sau đó mình đem hòa bột đao và bột sắn vào nước, hòa tan. Tiếp theo cho thịt vào cối xay cùng với một ít nước lạnh, vừa xay vừa đổ bát bột vào. Xay khoảng gần 1 phút rồi cho vào ngăn đá ướp lạnh trở lại. Lặp lại như thế 2-3 lần là được.





Bước 4:


Cuối cùng, mình chỉ cần trải lá chuối sạch ra, cho thịt xay vào giữa, gói lại thành từng miếng dài dài là được. Mình đem chả đi hấp chín khoảng 15-20 phút là ok.



Đấy, vèo cái là xong món chả lụa, cũng không hề khó hay cao siêu gì như mình vẫn nghĩ phải không các teen.





Làm xong món chả lụa tự nhiên thấy nó gần gũi với mình hẳn lên các ấy ạ. ^^





Chả lụa rim mắm ăn cơm cũng ngon nè.





Hoặc kẹp bánh dầy nữa, ăn cũng thích lắm.





Bánh ướt Sài Gòn không có chả lụa thì chán luôn ý. :P





Hoặc gần nhất là món bánh cuốn Thanh Trì nè, không thể thiếu nước mắm chả lụa cắt nhỏ được, nghĩ đến thôi là đã thấy thèm rùi. Măm măm thôi cả nhà. Còn món nào ăn kèm với chả lụa nữa nhỉ? Các ấy mách cho chúng tớ với nhé! :X
Trên là cách làm chả lụa ngon đón tết. còn dưới đây mình xin hướng dẫn các bạn món dưa hành. Món mình rất là thích, tết nhiều thức ăn dễ làm ta bị ngán hay khó tiêu và dưa hành là món ăn tốt nhất giúp ta vừa có bữa cơm ngon không sợ bị ngán và dễ tiêu hóa

Dưới đây là một số cách làm dưa hành ngon sưu tầm


Nguyên liệu:




1kg hành củ

Đường hoa mai

Muối

1/2 củ gừng





Cách làm:





Hành chọn loại hành tía, già, đều củ thì sau khi muối hành sẽ ngọt, giòn. Sau khi mua về bạn ngâm hành vào nước gạo trong khoảng vài tiếng cho bụi ra bớt và để lớp vỏ bên ngoài tự bong, khi rửa sẽ sạch đất bám ở gốc hành.







Bóc bỏ lớp vỏ hành bong ở bên ngoài, cắt bớt rễ, để lại gốc hành. Bạn lưu ý không cắt gốc thì sẽ tránh được việc hành bị nhũn, ủng. Để hành ra rổ cho róc nước.







Cho hành vào lọ cùng khoảng 200g muối tinh, xóc đều, để trong khoảng 2 - 3 ngày; thỉnh thoảng xóc đều để hành ra hết nước đen.







Đổ hành ra rổ, để ráo nước. Lúc này phần nước đen đã ráo hết, khi muối hành nước sẽ trong và thơm.







Gừng rửa sạch, cạo vỏ, đập dập.







Pha đường hoa mai với nước ấm cùng chút muối. Lúc này bạn chỉ cho ít muối, nêm hơi nhạt vì hành đã có muối rồi.





Đổ nước vừa pha vào lọ, đổ hành và gừng vào khuấy đều, nước phải ngập hành; khuấy đều rồi nếm cho vừa đủ độ mặn ngọt và có mùi thơm của gừng. Nếu thấy nhạt bạn thêm chút muối. Đậy nắp kĩ để khoảng 1 tuần - 10 ngày là ăn được.







Khi ăn bạn bóc lớp vỏ ngoài của hành đến khi thấy lớp hành trắng bên trong, cắt gốc. Trộn cùng vài miếng ớt xắt lát tùy thích.





Dưa hành là một trong những món ngon không thể thiếu trên mâm cơm của nhiều gia đình mỗi độ Tết đến xuân về. Món này làm không khó, tuy nhiên để có món dưa hành giòn, ngọt và ngon thì không phải ai cũng biết bí quyết.





Dưa hành ăn cùng thịt kho, bánh chưng hay thịt quay đều rất ngon, khiến những món ăn nhiều đạm của ngày Tết trở nên bớt ngán hơn, hấp dẫn hơn.



Cách muối dưa hành ngon theo cổ truyền

Quy trình thực hiện

Cách làm dưa hành không mấy cầu kỳ: Hành củ lựa chọn sơ bộ rồi đem ngâm một ngày một đêm trong nước vo gạo, nước tro bếp hay nước pha phèn chua có thêm chút muối cho độ mặn vừa phải, măn mẳn nhằm làm cho hành chắc củ và bớt hăng.










Qua một ngày đêm thì đổ bỏ nước vo gạo (hay nước tro) và lại thay bằng nước lã pha muối ngâm thêm một ngày để hành trắng và giòn. Sau đó người nội trợ đem hành ra bóc bớt vỏ già bên ngoài để lộ phần vỏ trắng của hành, cắt bỏ rễ, rửa lại trong nước pha muối loãng cho thật sạch và để ráo nước trước khi cho vào vại muối. Một số nơi nếu có điều kiện muối hành lâu có thể không cần bóc bớt vỏ già, để nguyên củ cho vào vại muối dưa đến khi đem ra ăn mới bóc bỏ vỏ.

Đun sôi nước, pha muối theo một tỷ lệ nhất định (thường mỗi lít nước khoảng 50g muối), chút đường trắng, nếu muốn chua nhanh có thể cho chút rượu trắng hoặc dấm. Nếu có mía thì không cần đường. Để nước nguội bớt, âm ấm bớt trước khi muối hành.





Mía róc vỏ chẻ khẩu nhỏ xếp lót xuống đáy lọ thủy tinh hay vại sành, sau đó xếp hành củ vào lọ. Nếu muối xen kẽ với cải bẹ thì cải bẹ được xếp lớp cứ một lớp cải một lớp hành. Đổ nước muối đã pha lên ngập nguyên liệu trong lọ rồi dùng vỉ tre gài chặt, dùng vật nặng nén lại như muối các loại dưa khác.


Một số nơi không dùng nước muối pha đậm để muối hành ngay từ đầu mà rắc muối bọt với hành, cứ một lớp hành một lớp muối. Sau một thời gian (khoảng 1 tuần) trút bỏ nước muối mặn chát thôi ra trong lọ, đem hành ra rửa sơ và pha nước muối mới loãng hơn đổ vào lọ. Cách làm cầu kỳ này giúp hành trắng, giòn và ít bị nẫu.

Cách muối dưa hành ngày tết

Cách muối dưa hành ngày tết - bí quyết trong bài viết này. Tết cổ truyền của người Việt không thể không có thịt mỡ, bánh chưng (hay bánh tét), càng không thể không có bát dưa hành. Từng củ hành thơm, chua, giòn sẽ làm giảm độ ngấy và tăng khẩu vị cho cả gia đình trong dịp tết khi ăn cùng với thịt mỡ, bánh chưng hay các món ăn tết truyền thống khác như thịt đông, chân giò hầm măng ...

Cách 1: Kiểu truyền thống



Nguyên liệu:

1kg hành củ

Đường hoa mai

Muối

1/2 củ gừng


Cách làm:

- Hành chọn loại hành tía, già, đều củ thì sau khi muối hành sẽ ngọt, giòn. Sau khi mua về bạn ngâm hành vào nước gạo trong khoảng vài tiếng.

- Bóc bỏ lớp vỏ hành bong ở bên ngoài, cắt bớt rễ, để lại gốc hành. Để hành ra rổ cho raó nước. Cho hành vào lọ cùng khoảng 200g muối tinh, xóc đều, để trong khoảng 2 - 3 ngày; thỉnh thoảng xóc đều để hành ra hết nước đen.

- Đổ hành ra rổ, để ráo nước. Lúc này phần nước đen đã ráo hết, khi muối hành nước sẽ trong và thơm Gừng rửa sạch, cạo vỏ, đập dập. Pha đường hoa mai với nước ấm cùng chút muối. Lúc này bạn chỉ cho ít muối, nêm hơi nhạt vì hành đã có muối rồi.

- Đổ nước vừa pha vào lọ, đổ hành và gừng vào khuấy đều, nước phải ngập hành; khuấy đều rồi nếm cho vừa đủ độ mặn ngọt và có mùi thơm của gừng. Nếu thấy nhạt bạn thêm chút muối.

- Đậy nắp kĩ để khoảng 1 tuần - 10 ngày là ăn được.

Chú ý: Khi ăn bạn bóc lớp vỏ ngoài của hành đến khi thấy lớp hành trắng bên trong, cắt gốc. Trộn cùng vài miếng ớt xắt lát tùy thích.

Cách 2: Muối dưa hành bằng hành tím



Nguyên liệu:

Hành tím - 1,2 kg

Khế chua - 0.5 kg

Muối - 300 gr

Đường - 300gr

Giấm - 500ml

Cách làm:

- Hành tím lột vỏ, cắt bỏ rễ, các bạn chú ý không rửa hành nhé. Khế chua rửa sạch, cắt nhỏ, vắt lấy nước, bã giữ lại, để riêng. Các bạn nên chọn khế chín, khi vắt sẽ được nhiều nước hơn nhé.

- Xếp lần lượt một lớp hành, một lớp muối hột vào âu. Sau đó đổ nước khế vắt được ở trên vào cho ngập hành. Sau đó phủ bã khế lên trên mặt, đậy hộp lại, để khoảng 1 ngày.

- Thỉnh thoảng các bạn trở hành để hành đều màu nhé Sau một ngày, đổ một phần giấm ra hai bát con, vớt từng ít hành ra cho vào một bát giấm để rửa hành lần một, sau đó cho sang bát giấm thứ hai rửa lần hai rồi cho ra rổ, để cho ráo. Khi hành đã ráo, xếp 1 lớp hành vào lọ thủy tinh, rắc một lớp đường lên trên, lặp lại cho đến khi hết hành.

- Lớp trên cùng phải là đường nhé. Thường mình dùng hết khoảng 200gr đường. Để khoảng nửa ngày, đường sẽ ra nước. Nấu chỗ đường và giấm còn lại cho tan, để thật nguội rồi đổ vào hũ. Dùng vỉ hoặc nan tre gài và ấn cho hành ngập nước.

- Để khoảng nửa ngày là dùng được.

Và một số món ngon ngày tết không thể bỏ qua

Món ăn ngày tết nhâm nhi tuyệt nhất

Hạt điều rang muối:

Là món cực kỳ bắt mồi khi bạn đã chán chê thịt, cá, tôm, cua. Vị giòn béo, đậm đà của hạt điều rang muối khi nhâm nhi cùng bia hoặc chút rượu thì tuyệt vời.




Gân bò ngâm chua ngọt:

Nghe tên chắc hẳn bạn sẽ tưởng tượng ra cái vị sần sật, giòn giòn hấp dẫn của miếng gân bò. Để chế biến món này chủ yếu là dùng gân lõi, gân thăn nên miếng gân bò rất dày và chắc. Món ăn này chắc chắn không hề ngán vì được tẩm ướp cái vị chua chua ngọt ngọt, cộng thêm chút vị cay cay hẳn sẽ làm mọi người thích thú khi ngồi nhâm nhi trong thời tiết lạnh của ngày Tết.


Lạp xưởng gác bếp:

Được làm từ thịt lợn Mường kết hợp với một số gia vị đặc trưng của vùng Tây Bắc, lạp xưởng gác bếp là mộ trong các món ăn ngày tết đặc sản của vùng cao. Sau khi chế biến xong, lạp xưởng phải được phơi khô khoảng ba nắng rồi đem vào nhà treo lên gác bếp, miếng thịt sẽ săn và ngon hơn nhờ vào khói và hơi nóng của bếp lửa. Trước khi ăn món này, bạn nên đem đi rửa sạch rồi chần qua nước sôi để bớt màng khói. Sau đó, có thể chiên sơ trong chảo dầu sôi (chế biến như các loại lạp xưởng thông thường), cho vào lò nướng hay lò vi sóng khoảng vài phút hoặc hấp rồi thái thành lát vừa ăn.





Móng giò hấp bia:

Đây là một món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm của bia, vị béo ngậy của móng giò và phảng phất là hương gừng ấm nóng. Đây chắc chắn sẽ là món đãi khách mới rất tuyệt vời.




Chân giò muối:

Chân giò muối thơm ngon, ăn rất mềm, bổ dưỡng mà lại chẳng hề ngấy. Món này đảm bảo thịt không hỏng vì thịt sẽ được muối cho mặn rồi mới đem hun khói và giữ được hương vị của chân giò. Món ăn này ngon nhất là nên để trong ngăn bảo ôn tủ lạnh, còn muốn để được lâu hơn bạn có thể để vào trong ngăn đá, khi ăn thì lấy ra cho rã đông, rồi thái thành từng lát.